Phân tích Tàu ma của Bắc Triều Tiên

Đánh cá là một ngành nghề nguy hiểm trên toàn thế giới. Ví dụ, trong một nghiên cứu, ngư dân Úc có tỷ lệ tử vong liên quan đến công việc là 143 trên 100.000 người-năm, gấp 18 lần tỷ lệ tử vong liên quan đến công việc trung bình ở Úc.[1] Trong suốt mùa đông, các tàu đánh cá của Bắc Triều Tiên ra khơi tìm kiếm cua hoàng đế, mựcthằn lằn bóng.[2] Một số thuyền dường như do binh lính điều hành hoặc được quân đội cho dân thường thuê lại.[3][4] Cá là một trong những mặt hàng chính mà Bắc Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc.[5] Xác tàu thuyền của ngư dân Bắc Triều Tiên chủ yếu dạt vào bờ biển phía bắc Nhật Bản vào mùa đông do các cơn gió mùa.[6]

Đặc điểm chung của những con tàu ma này thường là những con tàu cũ kỹ, thiếu động cơ hiện đại mạnh mẽ cũng như không có chức năng định vị GPS. Lí do thủy thủ đoàn tử vong có thể là do phơi mình hoặc chết đói do thiếu thức ăn. Các học giả như John Nilsson-Wright của Chatham House không chắc rằng những con tàu này là kết quả của các cuộc đào tẩu; do Hàn Quốc có quan hệ văn hóa và ngôn ngữ chặt chẽ hơn, và gần Bắc Triều Tiên hơn bằng đường biển để đến Nhật Bản, việc đào tẩu qua Nhật Bản thay vì Hàn Quốc bằng tàu thuyền là không phổ biến.[2] Có vài tiền lệ hiếm hoi về những người đào tẩu đến được gần Nhật Bản. Năm 1987, 11 người đào tẩu trôi dạt từ Bắc Triều Tiên sang phía tây Nhật Bản. Năm 2006, bốn người đào tẩu đã trôi đến miền bắc Nhật Bản.[7] Vào tháng 9 năm 2011, 9 người đào tẩu vô tình thực hiện chuyến đi kéo dài 5 ngày đến vùng biển Nhật Bản trên một chiếc thuyền nhỏ trong khi đang cố gắng để đến Hàn Quốc.[8]

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời một nhà phân tích rằng ít có khả năng đặc vụ Bắc Triều Tiên sử dụng tàu để thâm nhập vào Nhật Bản vì nếu dùng hộ chiếu giả rồi đưa các đặc vụ lên chuyến bay hoặc lên phà để tới Nhật Bản thì dễ hơn nhiều.[8]

Bên cạnh những người đào tẩu, những chiếc thuyền đánh cá với thủy thủ đoàn còn sống cũng đã dạt vào bờ biển Nhật Bản. Vào tháng 11 năm 2017, người ta tìm thấy tám người đàn ông Bắc Triều Tiên cùng một chiếc thuyền bị hỏng ở bờ biển phía bắc Nhật Bản. Những người này nói rằng họ bị sóng đánh dạt vào bờ sau khi thuyền bị hỏng.[6]

Giải thích về đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

Các ngư dân thương mại Trung Quốc đã đánh bắt mực với quy mô lớn trong vùng biển của Bắc Triều Tiên, tức vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về việc cấm tàu cá nước ngoài đánh bắt trong vùng biển này. Số tàu đánh bắt của Trung Quốc có lúc lên tới 800 tàu, khiến trữ lượng mực ở vùng biển đó giảm tới 70%. Theo tổ chức Global Fishing Watch thì "Đây là trường hợp đánh bắt bất hợp pháp lớn nhất được biết đến do một đội tàu công nghiệp hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác."[9] Sự sụt giảm nguồn dự trữ mực do hoạt động đánh bắt bất hợp pháp này cũng được cho là một nguyên nhân góp phần làm gia tăng số tàu ma của Bắc Triều Tiên. Điều này được cho là đã buộc các ngư dân của Bắc Triều Tiên phải đánh bắt xa bờ và ở ngoài khơi xa hơn, làm tăng đáng kể các rủi ro của một nghề nghiệp vốn đã nguy hiểm.[10] Kể từ năm 2017, cái được gọi là "hạm đội bóng tối" gồm các tàu cá Trung Quốc đã thu hoạch lượng mực trị giá nửa tỷ đô la ở vùng biển Bắc Triều Tiên.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu ma của Bắc Triều Tiên http://www.cnn.com/2012/11/29/world/asia/japan-boa... http://www.cnn.com/2015/12/02/asia/north-korea-gho... http://beta.latimes.com/world/asia/la-fg-japan-gho... http://www.scmp.com/news/asia/east-asia/article/18... http://www.straitstimes.com/asia/east-asia/ghost-s... https://www.bbc.com/news/world-asia-34981195 https://www.foxnews.com/world/ghost-ship-washes-up... https://www.foxnews.com/world/more-north-korean-gh... https://www.ft.com/content/a0d56d1e-9a63-11e5-bdda... https://www.nbcnews.com/specials/china-illegal-fis...